Nên sử dụng mái che cố định hay mái xếp di động?

Hiện nay, tình hình biến đổi khí hậu đang diễn ra bất thường. Kéo theo đó sự thay đổi liên tục và đột ngột của thời tiết dẫn tới tình trang nắng mưa xảy ra thường xuyên hơn. Và có những ảnh hưởng đáng kể trong đời sống. Yêu cầu cấp thiết của nhiều gia đình là phải có một tiết bị che chắn nắng mưa hiệu quả cho khu vực của mình. Đứng trước nhu cầu đó. Nhiều người băn khoăn không biết nên sử dụng mái che cố định hay mái xếp di động. Bài viết sau đây, sẽ tư vấn cho bạn những ưu và nhược điểm của hai loại mái che này.

Mái che cố định

Mái che cố định là loại mái che mưa nắng được thi công lắp đặt gắn liền với cấu trúc nhà, thường là mái che bằng bê tông, tôn, sắt, gỗ,…

Chính vì lắp đặt gắn liền với cấu trúc nhà nên loại mái này không thể dễ dàng thay đổi kích thước trong quá trình sử dụng. Do đó mà các loại mái che cố định thường sử dụng cho các công trình không yêu cầu cao về tính linh hoạt trong quá trình sử dụng. Còn với các công trình mái che cho nhà ở, cửa hàng kinh doanh, mái che cố định không phải giải pháp tối ưu.

Mái tôn

Mái che di động

Đây là loại mái che mưa che nắng có thể thay đổi kích thước trong quá trình sử dụng. Với hệ thống thu kéo tiện lợi, người dùng có thể linh hoạt điều chỉnh kích thước mái bạt hay thu kéo mái bạt tùy theo nhu cầu sử dụng.

mái che trước nhà

Nhờ tính di động linh hoạt cùng thiết kế thẩm mỹ, mái che di động hiện ngày càng được nhiều chủ công trình lựa chọn. Nó được ứng dụng nhiều làm bạt che mưa nắng tại sân vườn, sân thượng, ban công các hộ gia đình hay các hộ kinh doanh, nhà hàng, quán cafe, quán nhậu,…

Đánh giá những ưu nhược điểm của mái che truyền thống và mái xếp di động

1. Tính linh hoạt khi sử dụng

Mái che truyền thống là loại mái che sử dụng phần khung là kim loại sắt, inox và phần mái được cấu tạo từ mái tôn, mái bờ rô xi măng. Khi lắp đặt chúng sẽ được lắp cố định tại một vị trí và không thể tháo dời hay di chuyển.

Mái xếp che sân trường

Trong khi đó, mái xếp di động là thiết bị mái che được cải tiến và phát triển xuất phát từ những nhược điểm mà mái che truyền thống để lại. Với cấu tạo khung giống nhau, mái che di động cũng được lắp đặt bởi phần khung bằng thép, inox. Tuy nhiên phần mái được cấu tạo từ vải bạt xếp cùng hệ thống dòng dọc có thể kéo ra và thu gọn một cách dễ dàng.

2. Tính thẩm mỹ đối với không gian lắp đặt

Điều đặc biệt thứ 2 mà mái xếp di động mang lại so với mái xếp truyền thống đó chính là tính thẩm mĩ. Nếu như đối với mái che truyền thống chúng ta chỉ có thể lựa chọn được một vài màu cơ bản từ mái tôn. Thậm chí nếu sử dụng mái bờ rô xi măng thì màu sắc chẳng có gì ngoài màu trắng nhũ.

Tuy nhiên đối với mái xếp di động thì ngược lại. Mái xếp di động hiện nay với phần bạt mái xếp được thiết kế với rất nhiều màu sắc đa dạng tạo tính thẩm mỹ cao cho khu vực được lắp đặt.

3. Độ thông thoáng

Khi lắp đặt mái che cố định sẽ phải đi kèm với những bức tường cao, điều này sẽ làm cho không gian của bạn bị che chắn và không được thông thoáng với bên ngoài. Tuy nhiên đối với mái xếp di động thì cấu tạo rất đơn giản. Chỉ cần bộ khung trụ đỡ phần bạt mái. Do vậy không gian được thông thoáng thoải mái hơn rất nhiều.

Mái xếp che sân trường

4. Độ ồn khi trời mưa

Mái che cố định có phần mái được làm từ chất liệu mái tôn, mái bờ rô xi măng. Chính vì vậy khi trời mưa, nước mưa rơi xuống sẽ tạo ra những âm thanh lớn khó chịu. Còn mái xếp di động, phần bạt mái xếp được cấu tạo từ vải bạt và theo từng lớp lượn sóng. Chính vì vậy giảm thiểu được tối đa tiếng ồn khi trời mưa.

5. Thời gian thi công

Thời gian thi công của mái xếp di động cũng diễn ra nhanh hơn mái che truyền thống. Thời gian thi công ngắn giúp cho việc kinh doanh không bị ngưng trệ và sớm hoạt động trở lại.

6. Rẻ hơn về giá

Mái che cố định có độ vững chắc cao nhưng giá thành lắp đặt cao và khó thay đổi mẫu mã. Trong khi đó, mái xếp di động đa dạng về mẫu mã mà giá thành hợp lý hơn rất nhiều.

Từ những đánh giá trên có thể thấy mái che di động sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội hơn mái che cố định, cả về giá cả, tính thẩm mỹ đến tính linh hoạt trong quá trình sử dụng.

Bạn cần dựa trên những cân nhắc về nhu cầu sử dụng, ngân sách cũng như những ưu nhược điểm của 2 dòng mái che để chọn được loại mái che phù hợp với công trình của mình.